Đào tạo nghề gắn với nhu cầu của doanh nghiệp.
         
          Là một trong những đơn vị được đánh giá là “Địa chỉ vàng cho cho tuổi trẻ khởi nghiệp”, Trường Cao đẳng Việt- Đức Nghệ An đã có nhiều nỗ lực, đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục. Trong đó, chương trình đào tạo nghề gắn với nhu cầu doanh nghiệp là hướng đi được Nhà trường quan tâm đầu tư và tập trung thực hiện. Việc này không chỉ có lợi cho doanh nghiệp - nhà trường mà còn nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo, góp phần giải quyết việc làm ngay cho sinh viên sau khi ra trường.
 
 
Thầy giáo, ThS. Cao Anh Tuấn - Đảng ủy viên, Phó Hiệu trưởng cùng đoàn công tác
đưa sinh viên đi thực tế tại  Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây dựng miền Trung. Ảnh: Quốc Cường. 

          Thời gian qua, công tác đào tạo nghề của nhà trường đã tạo ra những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ lao động. Và bên cạnh việc nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề, việc liên kết chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp cũng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, để công tác đào tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ hội nhập sâu rộng, thực sự đáp ứng nhu cầu của xã hội. Nhà trường đã chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất và quan niệm rằng “ Đào tạo những gì xã hội đang cần chứ không đào tạo những cái mình đang có”. Thực tiễn đã chứng minh, việc gắn kết đào tạo với nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp,đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn lao động, rút ngắn khoảng cách lý thuyết và thực hành tại cơ sở, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội.  Cụ thể nhà trường đã liên doanh, liên kết với các Khu Công Nghiệp, để biết  được nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp và nhu cầu của Xã hội.  Trường đã tổ chức đào tạo các ngành nghề mà doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng cao thuộc các lĩnh vực công nghiệp như: Điện Công nghiệp, Điện lạnh, Cơ khí, Xây dựng, Điện nước, Công nghệ ô tô, Lái máy công trình ( máy xúc, máy ủi)và đào tạo nghề ngắn hạn như Đào tạo nghề lái xe các hạng( A1,A2,B1,B2,C…).
 

Ảnh: Quốc Cường.
       
      Do đáp ứng đúng nhu cầu của các doanh nghiệp cho nên trong thời gian qua dù có nhiều khó khăn, song nhà trường vẫn tuyển sinh đủ và vượt chỉ tiêu được giao. Học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường hầu hết đều được các doanh nghiệp tiếp nhận vào làm việc và có thu nhập ổn định. Việc gắn công tác đào tạo nghề của nhà trường với nhu cầu của các doanh nghiệp tạo ra lợi ích cho cả 2 bên. Thứ nhất, chất lượng đào tạo của nhà trường được nâng cao do doanh nghiệp đã tham gia hỗ trợ trong quá trình đào tạo, tạo điều kiện cho các sinh viên nhà trường có môi trường thực hành tốt nhất, đồng thời giám sát quá trình đào tạo và chất lượng của sinh viên sau khi ra trường. Thứ hai, thông qua việc phối hợp này, các doanh nghiệp sẽ được cung cấp đội ngũ lao động có tay nghề cao, đáp ứng được nhu cầu công việc, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

 
 
 Thực tế tại  Công ty Bảo dưỡng, sửa chữa Ô Tô Huy Bình. Ảnh: Cao Sơn.       
       Theo lãnh đạo nhà trường: Mỗi lần Nhà trường tổ chứ Lễ bế giảng và phát Bằng tốt nghiệp cho HSSV có mời các doanh nghiệp về để tư vấn và ký hiệp đồng tuyển dụng, như LILAMA, Visp Nghệ An…. Từ khi thực hiện việc đào tạo gắn với nhu cầu của các doanh nghiệp, thì tỷ lệ học sinh có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp đạt 100% đối với các nghề được đào tạo tại trường theo đơn đặt hàng. Hình thức đào tạo gắn kết với nhu cầu của các doanh nghiệp của Trường Cao đẳng Việt – Đức cũng là hình thức đào tạo hiện nay mà các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang hướng tới để nâng cao chất lượng công tác đào tạo. Có thể thấy việc đào tạo nghề gắn với nhu cầu của doanh nghiệp đưa đến lợi ích cho cả ba bên, cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp và người học.
 

Thực tế tại  Công ty TNHH giải pháp Cơ Điện. Ảnh: Cao Sơn.
           
       Việc chuyển hướng dạy nghề trong các cơ sở đào tạo nghề gắn với nhu cầu của các doanh nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề, cũng như chất lượng lao động. Trường Cao đẳng Việt – Đức Nghệ An cần chủ động nắm bắt nhu cầu của các doanh nghiệp phục vụ cho công tác đào tạo gắn với nhu cầu Xã hội và  là “ Địa chỉ vàng cho tuổi trẻ khởi nghiệp”. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến các điều kiện đảm bảo chất lượng, thị trường lao động, lấy trung tâm là nhu cầu của doanh nghiệp, chấm dứt kiểu thụ động như hiện nay.


      Từ những năm được nâng cấp thành trường Cao đẳng Việt- Đức đến nay nhà trường đã đạo tạo ra hàng nghàn sinh viên có tay nghề cao, công nhân kỹ thuật lành nghề và đã khẳng định vị thế của mình trong công tác đào tạo dạy nghề ở địa phương góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của Nghệ An.Tuy nhiên, để gắn kết với doanh nghiệp đem lại hiệu quả, trong quá trình thực hiện thì Nhà nước cần có cơ chế chính sách mở, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia vào hoạt động đào tạo nghề nghiệp nhằm xây dựng và thắt chặt mối liên kết này một cách bền vững. Coi đó là giải pháp tối ưu để đạt được sự đồng thuận và mang lại nhiều lợi ích thiết thực, lâu dài cho cả hai phía trong quá trình tuyển sinh, đào tạo; phát triển và sử dụng nguồn nhân lực, để cả nhà trường và doanh nghiệp đều có thêm nhiều cơ hội thành công.
 
Quang huy(T/h)