Trong khuôn khổ Chương trình Quốc Gia về Việc làm bền vững từ 2017 - 2021 ký giữa ILO với Chính phủ Việt Nam, đại diện là các bên: Bộ Lao Động Thương binh - Xã hội (MOLISA), Phòng Thương mại Công nghiêp Việt Nam (VCCI), Liên Minh Hợp tác xã Việt Nam (VCA), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (GVCL); ILO đã triển khai một số dự án hợp tác kỹ thuật tại Việt Nam. 

Dự án “Áp dụng chiến lược đào tạo G20: Hợp tác giữa ILO và Cộng hòa Liên bang Nga” giai đoạn 2 là tiếp nối hoạt động hỗ trợ áp dụng Chiến lược đào tạo của G20 của Liên Bang Nga và ILO, được triển khai từ tháng 10/2017 đến tháng 06/2021 do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) là cơ quan chủ quản. Với mục đích hỗ trợ phát triển lĩnh vực lao động ở Việt Nam, những dự án này chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức hữu ích về "Áp dụng chiến lược đào tạo G20" ở Việt Nam. Dự án đã được triển khai thực hiện tại 05 quốc gia: Armenia, Tajikistan, Kyrgyzstan, Việt Nam và Jordan. Bằng việc áp dụng chính sách và chương trình xây dựng các khối trong Chiến lược Đào tạo của G20, dự án hướng tới mục tiêu cải thiện công tác đào tạo theo nhu cầu của người sử dụng lao động trong hệ thống GDNN chính quy. Là một cấu phần của dự án, phương pháp của ILO về các kỹ năng về thương mại và đa dạng hóa kinh tế (STED) đã được áp dụng ở một số quốc gia. Tại Việt Nam, Dự án đã đã đạt được một số kết quả nhất định:

Thứ nhất, Dự án hướng đến Phương pháp tiếp cận theo ngành. Ngành Nông nghiệp, một trong 3 ngành ưu tiên của Việt Nam, đã được thí điểm đã được lựa chọn thí điểm Hội đồng ngành tại Việt Nam và Chiến lược Kỹ năng Ngành trong Nông nghiệp lần đầu tiên được phát triển để thảo luận về các kỹ năng, ưu tiên, thách thức và cơ hội trong lĩnh vực này. Ngoài ra, E-scan trong ngành nông nghiệp đã được thực hiện để nghiên cứu nhu cầu Kỹ năng và tiềm năng thương mại cho ngành Nông nghiệp và hướng dẫn các chức năng ban đầu của Hội đồng Kỹ năng Ngành. Phương pháp STED (Kỹ năng nghề phục vụ Thương mại và đa dạng kinh tế) là một phương pháp dự báo thiếu hụt kỹ năng theo ngành, áp dụng trong ngành nông nghiệp và cụ thể là ngành chăn nuôi trang trại lợn. Thêm nữa, Dự án còn có hoạt động vận động chính sách, cụ thể là đóng góp vào sửa đổi Chương 4 - Bộ luật Lao động 2019. Thuật ngữ Hội đồng Kỹ năng Ngành (SSC) lần đầu tiên xuất hiện trong Bộ Luật, và học nghề/tập nghề đã được cải thiện trong Bộ Luật để bảo vệ hơn cho người học nghề/tập nghề.

Thứ hai, các quan hệ Đối tác Công - Tư thành công giữa các cơ sở GDNN và các doanh nghiệp đã được thiết lập dựa trên các tiêu chuẩn kỹ năng nghề nghiệp, các công cụ đánh giá và các chương trình đào tạo dựa trên năng lực. Theo đó, các cơ quan chính phủ liên quan đến du lịch, các cơ sở GDNN trong ngành du lịch và đại diện doanh nghiêp khách sạn hợp tác để cùng sản xuất ra bộ công cụ đánh giá và nâng cao năng lực để cải thiện và phát triển các chương trình đào tạo đáp ứng tốt hơn nhu cầu thực tế của ngành; thí điểm phát triển chuẩn đầu ra cho Sơ cấp theo thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH thông qua chuẩn nghề Chăn nuôi lợn là kết quả gợi ý thiếu hụt từ nghiên cứu STED. Hai chương trình đào tạo dựa trên năng lực về nghề mộc tại trường CĐ Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc và nuôi trồng thủy sản tại trường CĐ Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản đã được hoàn thành.

(Website đối tác Công - Tư trên trang của Tổng cục GDNN. Trang tiếng Việt: http://kndn.gov.vn/vi-VN/imformation/default.aspx)

Thứ ba, Dự án tập trung đẩy mạnh Hướng nghiệp & Số hóa. Trong khuôn Dự án, ILO đã ra mắt bộ tài liệu hướng nghiệp và ứng dụng hướng nghiệp trên điện thoại di động với tên gọi là “ILO-Huong nghiep” tại Hà Nội vào ngày 02/10/2020. Ứng dụng sẽ giúp cho việc tiếp cận Bộ tài liệu hướng nghiệp của các bạn trẻ được dễ dàng nhằm đưa ra được những quyết định lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn. Để thu hẹp khoảng cách giữa phương pháp đào tạo truyền thống và sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ trong thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0 và hỗ trợ hướng nghiệp cho thanh thiếu niên từ 14 đến 19 tuổi tại Việt Nam, dành cho thiết bị di động (trên cả Apple và Google Store) và một trang web được thiết kế để giúp người dùng hiểu được sở thích, năng khiếu và tiềm năng thành công trong phát triển nghề nghiệp của họ trên Thị trường lao động. Các chuyên viên hướng nghiệp và giáo viên đã được mời tham gia một loạt các Khóa đào tạo Giảng viên (ToT) và các khóa học nâng cao về phương pháp hướng nghiệp mới. (Website: huongnghiep.org)

Dự án cũng hợp tác với Giáo sư Mc Cowan (người đã giành được Giải thưởng Quốc gia về Tư vấn Nghề nghiệp Xuất sắc của Hobson và được trao tặng Huân chương danh giá của Úc (OAM) cho các dịch vụ về nghề nghiệp tại Úc vào năm 2007) và Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội Sông An (một trong những doanh nghiệp xã hội hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và phát triển nghề nghiệp tại Việt Nam) để phát triển Thang đo Giáo dục hướng nghiệp & Phát triển Nghề nghiệp. Các cuộc khảo sát đã được thực hiện với trên 1500 học sinh THPT, sinh viên cao đẳng và đại học trên toàn quốc ở các độ tuổi khác nhau đã được tiến hành để đánh giá các giai đoạn của tư duy phát triển nghề nghiệp nhằm đưa ra các khuyến nghị về sự sẵn sàng của học sinh, sinh viên trong thế giới việc làm. Một khuyến nghị được thiết kế và xuất bản đặc biệt cho học sinh và sinh viên. 

(Tài liệu: https://www.ilo.org/hanoi/Whatwedo/Publications/WCMS_813636/lang--vi/index.htm)

Ngoài ra, một trang web về Hợp tác quốc tế của Tổng cục GDNN và ILO (và một số tổ chức quốc tế khác làm việc về GDNN) được xây dựng để thúc đẩy quan hệ đối tác, các hoạt động hợp tác và hội nhập quốc tế của Tổng cục GDNN (Website: http://gdnn.gov.vn/Default.aspx?tabid=65&catid=691&mnid=686).

Dự án đã làm việc với các chuyên gia của ITC và ILO để giới thiệu các hướng dẫn nhằm nâng cao năng lực về quản lý GDNN và chuyển đổi kỹ thuật số cho các lãnh đạo Tổng cục GDNN và các nhà quản lý cơ sở GDNN. Ngoài ra, một cuốn sách về quản lý GDNN của chuyên gia ILO cung cấp cách tiếp cận toàn diện về quản lý cơ sở GDNN đã được dịch, thiết kế và xuất bản tại Việt Nam. Bên cạnh đó, dự án cũng đã làm việc với một chuyên gia trong nước, TS. Phan Chính Thức - nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN để xây dựng và xuất bản cuốn sách hướng dẫn cụ thể cho các nhà quản lý GDNN tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. (Sách quản lý hệ thống GDNN: https://www.ilo.org/hanoi/Whatwedo/Publications/WCMS_810823/lang--vi/index.htm)

Phần mềm mô phỏng máy tính về quản lý các cơ sở GDNN của trường SKOLKOVO (Nga) được tích hợp và sử dụng trong khóa đào tạo kéo dài 5 ngày tại Bắc Kạn, Việt Nam. Khóa đào tạo do LuxDev, VET-Toolbox và trường Cao đẳng Bắc Kạn tổ chức. Hơn 70 cơ sở GDNN đã tham gia và 12 điều hành viên từ 8 tỉnh đã được đào tạo. Hai trường cao đẳng hàng đầu đã được chọn để thiết chế hóa trình mô phỏng máy tính. Các đợt chạy thử tại trường cao đẳng được thực hiện vào tháng 5 năm 2021 (Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Cao đẳng Công Thương Miền Trung, tỉnh Phú Yên). Hơn 60 học viên đã được đào tạo trong các khóa đào tạo thí điểm vào mùa xuân năm 2020.

Thông quan các thành tựu trên, Dự án thể hiện cam kết bền vững của Chính phủ Liên bang Nga nhằm tăng cường các nỗ lực toàn cầu và khu vực về Phát triển Kỹ năng nhằm hỗ trợ năng suất, khả năng cạnh tranh và tăng trưởng. Nhằm mục đích tăng cường các hệ thống, chính sách và chiến lược Phát triển kỹ năng quốc gia để cải thiện khả năng làm việc của cả phụ nữ và nam giới ở năm quốc gia: Armenia, Jordan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Việt Nam.

* Một số hình ảnh kết quả thực hiện Dự án 

 

 

(Nguồn: Văn phòng ILO Việt Nam https://www.ilo.org/hanoi/lang--vi/index.htm) Văn phòng Tổng cục GDNN biên soạn  -                                  (Cập nhật ngày: 27/08/2021)