Trong năm qua, với sự nỗ lực của toàn thể giáo viên, sự đồng lòng của các Khoa nghề, công tác Đào tạo của Nhà trường đã đạt được nhiều thành tích cao. Đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Nhà trường đã được toàn thể các thầy cô giáo tập trung sức lực để hoàn thành tốt.
1. Thực trạng:
- Chất lượng đào tạo phụ thuộc các yếu tố sau: Đầu vào, cơ sở vật chất, chương giáo trình, đội ngũ giáo viên và công tác nghiên cứu khoa học cải tiến trang thiết bị dạy học.
- Thực trạng hiện nay, đối tượng học nghề nói chung và đối tượng học nghề tại Trường Cao đẳng việt - Đức Nghệ An nói riêng nhìn chung là tương đối thấp, tập trung chủ yếu là đối tượng dân tộc thiểu số chưa tốt nghiệp THPT.
- Về cơ sở vật chất: Trong những năm qua, được sự quan tâm củaTổng cục GDNN và UBND Tỉnh đã sự đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị. Hiện nay khuôn viên nhà trường khang trang, trang thiết bị tương đối đầy đủ. Tuy nhiên để đào tạo theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp cần có các phòng học đạt tiêu chuẩn Quốc tế, cần có các trang thiết bị công nghệ cao, các trang thiết bị đón đầu các công nghệ của các hãng sản xuất để đưa vào đào tạo.
- Về chương giáo trình: Tuy hàng năm đã có chỉnh sửa nhưng theo tiêu chí trường chất lượng cao cần phải điều chỉnh thường xuyên theo yêu cầu của doanh nghiệp, phải cập nhật các nội dung mới theo từng giai đoạn, công đoạn sản xuất.
- Về đội ngũ nhà giáo: Hiện nay đội ngũ giáo viên của Nhủa trường cơ bản đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên, vẫn còn có một số giáo viên trình độ tay nghề chưa cao, trình độ công nghệ thông tin chưa cập nhật và đặc biệt là trình độ ngoại ngũ còn hạn chế.
2. Các giải pháp:
Với thực trạng như trên, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp đẻ nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học trong thời gian tới như sau:
- Về chât lượng đầu vào: Nhà trường cần làm tốt công tác tư vấn tuyển sinh, phải tăng cương tuyển sinh các học sinh vùng miền xuôi, các học sinh đã tốt nghiệp THPT. Muốn làm được điều đó đội ngũ các bộ tư vấn tuyển sinh cần năng động, sáng tạo, bán sát địa bàn phân công. Tăng cường nghiệp vụ tư vấn, làm bật ưu thế của người học nghề và ưu thế của Nhà trường để tư vấn cho cả phụ huynh và học sinh.
- Về cơ sở vật chất: Cần có chiến lược và kế hoạch cụ thể cho các giai đoạn để có các quyết định xây dựng mua sắm trang thiết bị phù hợp. Đặc biệt các Khoa nghề cần thường xuyên cập nhật công nghệ để tham mưu cho Ban Giám hiệu mua sắm các trang thiết bị công nghệ cao để đào tạo các nghề theo tiêu chuẩn Quốc tế, khu vực và quốc gia. Ngoài nguồn kinh phí được cấp, Nhà trường cần huy đông thêm các nguồn lực khác để ưu tiên mua sắm đầy đủ trang thiết bị hiện đại để tổ chức đào tạo theo các tiêu chuẩn Quốc tế và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đơn đặt hàng của các doanh nghiệp.
- Về chương giáo trình: Cần bán sát bộ tiêu chí Trường chất lượng cao để có kế hoạch thường xuyên cập nhật các nội dung, kiến thức mới. Từ chương trình đào tạo phải có sự tham gia của các doanh nghiệp tập trung vào đào tạo rèn luyện tay nghề theo tiêu chí: Thực học, thực hành, thực danh và thực nghiệp. Chương giáo trình phải có tình kế thừa nhưng phải được chỉnh sửa, bổ sung thường xuyên theo yêu cầu thực tiễn của xã hội.
- Về đội ngũ giáo viên: Tăng cường xây dựng mối liên hệ mật thiết giữa giáo viên với học sinh, sinh viên nhằm nắm được tâm tư nguyện vọng của học sinh, sinh viên; gắn dạy kiến thức, kỹ năng với khả năng vận dụng vào thực tế, với phương châm: “Dạy để làm chứ không chỉ dạy để biết”. Tăng cường chỉ đạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên với các nội dung cụ thể:
+ Lập kế hoạch lộ trình thời gian để đảm bảo tâts cả 100% giáo viên lên lớp bằng giáo án điện tử
+ Yêu cầu các Khoa lập kế hoạch sinh hoạt Khoa từng tháng để Phòng Đào tạo tham mưu Ban giám hiệu dự sinh hoạt Khoa
+Tăng cường chỉ đạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên với các nội dung cụ thể:
- Lập kế hoạch lộ trình thời gian để đảm bảo tất cả 100% giáo viên lên lớp bằng giáo án điện tử
+ Yêu cầu các Khoa lập kế hoạch sinh hoạt Khoa từng tháng để Phòng Đào tạo tham  mưu Ban Giám hiệu dự sinh hoạt Khoa
+ Duy trì kiểm tra và phản ánh kịp thời, đầy đủ những tồn tại của giáo viên và tìm biện pháp khắc phục.
Đặc biệt, để nâng cao trình độ chuyên môn các giáo viên phải tăng cường tự học, tự nghiên cứu. Vấn đề khó khăn nhất hiện nay là trình độ ngoại ngữ của giáo viên còn hạn chế, do đó Nhà trường cần đặt ra các yêu cầu tối thiểu về trình độ ngoại ngữ, trước mắt là tiếng Anh và tiếng Đức. Có lộ trình và chế tài, chế độ khuyến khích cụ thể để đưa vào nội dung yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên.
Trong thời gian tới Nhà trường cần tăng cường hơn nữa công tác đối ngoại hợp tác với các tổ chức cá nhân liên quan đến hợp tác đào du học, xuất khẩu lao động, đặc biệt là hợp tác với các tổ chức, cá nhân liên quan đến Cộng hòa Liên bang Đức. Có chunhs sách cử cán bô, giáo viên đic tham quan, học tập ở các nước có mô hình dạy nghề phát triển.
Cuối cùng, một lần nữu cho phép tôi xin kính chúc quý vị đại biểu và các đồng chí Đảng viên mạnh khỏe, chúc Đại hội thành công tốt đẹp. Xin trân trọng
   ThS. Dương Đình Phú - Trưởng phòng Đào tạo